Trang

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

HÀNG HÓA NHẬP KHẨU PHẢI CÓ NHÃN PHỤ BẰNG TIẾNG VIỆT



HÀNG HÓA NHẬP KHẨU PHẢI CÓ NHÃN PHỤ BẰNG TIẾNG VIỆT

 
Có hiệu lực từ ngày 01/06/2017, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ có những quy định cụ thể về việc ghi nhãn hàng hóa. Trong đó, yêu cầu hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa; nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Với một số hàng hóa đặc biệt, trên nhãn phải có một số nội dung thể hiện tính chất của hàng hóa. Điển hình như, với rượu, nhãn phải có thông tin về định lượng; hàm lượng etanol; hạn sử dụng và thông tin cảnh báo (nếu có); với thực phẩm biến đổi gen, ngoài thông tin về định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng; thông tin cảnh báo, còn phải ghi cụm từ “Biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng…

Đối với nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa theo quy định cũ đã được sản xuất, in ấn trước ngày 01/06/2017 vẫn được tiếp tục sử dụng, cho đến ngày 01/06/2019. Hàng hóa gắn nhãn theo quy định cũ, đang được nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trước ngày 01/06/2017 cũng vẫn được lưu thông, sử dụng cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa.

     Những hàng hóa không phải ghi nhãn phụ gồm: Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199


CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN NHẬP KHẨU


CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN NHẬP KHẨU


     Tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã quy định các trường hợp miễn và miễn có thời hạn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi thủy sản nhập khẩu.

     Theo đó, các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi thủy sản (TACN) nhập khẩu, bao gồm: TACN tạm nhập tái xuất; TACN quá cảnh, chuyển khẩu; TACN gửi kho ngoại quan; TACN là hàng mẫu tham gia các hội chợ, triển lãm; TACN là mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm; TACN là mẫu để thử nghiệm, kiểm nghiệm, khảo nghiệm.

     Việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn được áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đủ các điều kiện sau: Là TACN nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị NK đã có giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng NK liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường; hoặc 03 lô hàng NK liên tiếp theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn trong thời gian không quá 12 tháng trước đó. Việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn không áp dụng đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh.

     Trong thời hạn được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc tổ chức chỉ định được giao nhiệm vụ giám sát hàng hóa theo chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên hàng hóa NK theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về chất lượng sản phẩm.

     Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt.

     Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn nêu trên gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

     Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng TACN có thời hạn; Giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (bản sao chụp có xác nhận của đơn vị NK).

     Tổ chức, cá nhân NK có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để xác nhận việc miễn kiểm tra vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng cho từng lô hàng nhập khẩu làm điều kiện để thông quan hàng hóa.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI


HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI – 0903 528 199



Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân mà còn là công cụ quản lý chất lượng thức ăn đảm bảo an toàn, hiệu quả.Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức về loại chứng nhận này.

1. CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI LÀ GÌ?

Trong chăn nuôi, thức ăn được coi là “nguyên liệu” cho sản xuất. Tính chất, chất lượng của thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản phẩm ngành chăn nuôi. Do vậy, việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Đó là lý do chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi được ra đời.

2. CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÓ PHẢI QUY CHUẨN BẮT BUỘC?

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là quy chuẩn bắt buộc cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức có liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề này. Theo đó, thức ăn chăn nuôi thuộc loại sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là mặt hàng phải công bố hợp quy; theo 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi ban hành tại Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 và Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/9/2011 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đó là: Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà (QCVN 01-10:2009); thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt (QCVN 01-11:2009); thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn (QCVN 01-12:2009); thức ăn chăn nuôi cho bê và bò thịt (QCVN 01-13:2009); cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại (QCVN 01-77:2011) và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (QCVN 01-12:2009).

3. NHỮNG LỢI ÍCH MÀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI MANG LẠI?

Có thể khẳng định rằng, chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý nhà nước. 
  • Đối với doanh nghiệp: Chứng nhận này giúp doanh nghiệp chứng minh với người chăn nuôi rằng sản phẩm thức ăn lưu hành trên thị trường của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho vật nuôi, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cơ hội mở rộng thị trường…
  • Đối với người tiêu dùng: Chứng nhận hợp quy góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung thông qua việc tạo ra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi an toàn.
  • Đối với nhà nước: Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là công cụ, căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đang được lưu hành trên thị trường.


Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

HỢP QUY NHÓM SẢN PHẨM CỬA SỔ, CỬA ĐI


HỢP QUY NHÓM SẢN PHẨM CỬA SỔ, CỬA ĐI – 0903 528 199



   CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY NHÓM SẢN PHẨM CỬA SỔ, CỬA ĐI

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi phải kê khai đúng chủng loại sản phẩm phù hợp theo danh mục sản phẩm quy định tại Phần 2 của QCVN 16:2014/BXD . Tên những sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi đã được nêu tại các Bảng trong Phần 2 được quy định theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN).

TẠI SAO NHÓM SẢN PHẨM CỬA SỔ, CỬA ĐI PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY?
  
Theo quy định tại Phần 2 QCVN 16:2014/BXD : Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải có giấy Chứng nhận hợp quycông bố hợp quy. Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên bao gói hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm hoặc trong chứng chỉ chất lượng, tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

CHỨNG NHẬN HACCP


CHỨNG NHẬN HACCP – 0903 528 199


1.CHỨNG NHẬN HACCP LÀ GÌ?
 Chứng nhận HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng.Các nguyên tắc của chứng nhận HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.
 Tuy nhiên, có thể thấy rằng chứng nhận HACCP không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN HACCP
 Các đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP có thể kể đến như:
v Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
v Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp.
v Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác hoạt động liên quan đến thực phẩm.

3. TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN HACCP?
 Việc áp dụng chứng nhận HACCP sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi ích sau:
v Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường so với những đối thủ khác, đặc biệt trong ngành thực phẩm xuất khẩu.
v Được phép in trên nhãn hàng dấu chứng nhận phù hợp của hệ thống HACCP, tạo lòng tin tuyệt đối với khách hàng cũng như bạn hàng.
v Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong và ngoài nước.
v Giảm chi phí bán hàng.
v Đáp ứng yêu cầu VSATTP của cơ quan chức năng thẩm quyền.
v Làm bước đệm quan trọng cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.
v Ngoài ra, việc áp dụng chứng nhận HACCP còn có lợi ích đối với ngành công nghiệp (Tăng khả năng cạnh tranh, tiếp thị, giảm chi phí cho sản phẩm hỏng hoặc bị thu hồi….), với nhà nước (cải thiện sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại…), với người tiêu dùng (Giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm, cải thiện cuộc sống…)

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thúy Nga - 0903 528 199

Phòng Hóa Tổng Hợp - Viện Năng Suất Chất Lượng Deming





Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017