Gạch ngói đất sét nung là gì?
Gạch nung, gạch đỏ hay thường gọi đơn giản là gạch là một loại vật liệu xây dựng được làm từ đất sét nung. Lịch sử sản xuất và sử dụng gạch vẫn là một điều gây tranh cãi, nhưng đã được loài người sử dụng hàng ngàn năm trước Công nguyên. Hiện vật gạch được tìm thấy ở Çayönü, một khu vực gần Tigris có niên đại 7500 trước Công nguyên. Do đặc tính bền bỉ theo thời gian, gạch đã được sử dụng cho các công trình xây dựng có tuổi thọ hàng ngàn năm.
Quy trình sản xuất gạch ngói đất sét nung
Đất sét được đào lên và trộn với nước và nhồi kỳ cho nhuyễn và được đưa vào khuôn (bằng máy hoặc thủ công) để in ra viên. Viên đất sét được phơi hoặc sấy cho khô và chất vào lò. Nhiên liệu để đốt lò là củi, than đá trộn bùn làm thành viên hoặc khí thiên nhiên được đặt bên dưới lò. Lò được đốt trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Lò được tắt và đợi đến khi nguội thì dỡ gạch ra.
Nguyên liệu để nặn gạch thường là đất sét, đá phiến sét, đá phiến sét mềm, canxi silicat, bê tông, thậm chí có những loại "gạch" được làm từ cách đẽo gọt đá khai thác ở mỏ. Tuy nhiên, gạch thật sự được làm từ gốm như đã nói ở trên.
Thành phần một viên gạch (theo khối lượng) thường là như sau:
- Silica (cát): 50% - 60%
- Alumina (sét): 20% - 30%
- Vôi: 2 - 5%
- Ôxít sắt: 5 - 6%, không được vượt quá 7%
- Magiê: dưới 1%
Công nghệ sản xuất gạch nung bằng lò vòng Hoff-man (lò vòng):
Lò vòng có dạng một hầm (tuynel) hình vành khăn khép kín, có: vòm lò; các cửa ra – vào sản phẩm ở bên cạnh hầm; hệ thống van khói và kênh khói ở trục tâm theo chiều dài hình vành khăn. Theo chu vi lò, không có các vùng chức năng cố định. Các vùng sấy, nung và làm nguội di chuyển vòng quang chu vi lò. Thông thường mỗi lò có 12 đến 36 buồng. Mỗi buồng có một lối ra – vào kích thước khoảng 1,2m x 1,3m. Vật liệu nung được xếp trực tiếp vào lò, trên nền lò và nằm cố định trong lò từ khi còn dạng mộc đến khi đã được nung thành gạch, còn ngọn lửa di chuyển liên tục vòng quanh lò (zôn nung di chuyển liên tục theo chu vi lò). Như vậy, phương thức sản xuất của các loại lò này là liên tục nhưng chế độ nhiệt lại gián đoạn đối với vùng nung. Đối với từng khoang lò, chế độ nhiệt động của lò tương tự như lò đứng thủ công hoặc lò đứng liên tục. Do chế độ khí động học trong lò là ngọn lửa chạy bao quanh theo vòng lò nên để ngọn lửa chạy được thì cần phải sử dụng ống khói cao, khoảng 60m để tạo lực hút hoặc sử dụng quạt hút công suất lớn. Gần đây, một số cơ sở đầu tư xây dựng một loại lò gọi là lò “Hoffman” cải tiến. Đây là một biến thể của lò Hoffman. Loại lò này có nguyên lý cấu tạo như lò Hoffman nhưng có một số cải tiến về hệ thống kênh khói, van khói và vòm lò. Vòm lò của lò “Hoffman cải tiến” có thể là loại di động hoặc đơn giản hơn, có thể không có vòm xây mà chỉ phủ phía trên bằng một lớp xỉ than. Về bản chất, đây là lò Hoffman (lò vòng).
Lò Hoffman (lò vòng) có chi phí nhiệt nung lớn, do phải chi phí nhiệt cho tường lò, vòm lò, nền lò mỗi lần ngọn lửa đi qua. Nói cách khác, zôn nung được hình thành theo chu kì chuyển động của ngọn lửa nên mỗi lần một vùng lò chuyển thành zôn nung đều phải chi phí nhiệt để đốt nóng vùng đó từ nhiệt độ môi trường lên đến nhiệt độ zôn nung, nhiệt nung gạch mộc, nhiệt cân bằng với nhiệt tổn thất ra môi trường (đối với lò tuynel – vì zôn nung cố định nên chỉ cần cung cấp nhiệt để cân bằng với lượng nhiệt tổn thất ra môi trường và nhiệt nung gạch mộc). Việc xếp mộc vào lò và dỡ gạch ra lò đều được thực hiện trong thân lò nên điều kiện làm việc của người lao động rất ô nhiễm (nóng và bụi). Tuy nhiên, do chi phí xây dựng lò “Hoffman cải tiến” rất thấp nên một số chủ đầu tư lựa chọn loại lò này.
Trung tâm giám định và chứng
nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư
vấn tốt nhất.