Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ra đời là cơ sở để quản lý chặt chẽ chất lượng đối với nhà sản xuất và nhập khẩu, bảo vệ hoạt động sản xuất và kinh doanh thép tại thị trường trong nước một cách lành mạnh hơn.
Theo quy định của Thông tư liên tịch 44, các loại thép nhập khẩu sẽ phải lấy mẫu để kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng mới cho phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, đối với nhà sản xuất thép trong nước cũng sẽ phải áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng của thông tư này
Trong Thông tư 44 quy định rõ đối tượng và điều kiện nhập khẩu thép. Theo đó, thép nhập khẩu phải được công bố hợp chuẩn, chứng nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn tương ứng bởi tổ chức chứng nhận do Bộ Công Thương - Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định, hoặc ra văn bản xác nhận.
Theo quy định của Thông tư liên tịch 44, các loại thép nhập khẩu sẽ phải lấy mẫu để kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng mới cho phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, đối với nhà sản xuất thép trong nước cũng sẽ phải áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng của thông tư này
Trong Thông tư 44 quy định rõ đối tượng và điều kiện nhập khẩu thép. Theo đó, thép nhập khẩu phải được công bố hợp chuẩn, chứng nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn tương ứng bởi tổ chức chứng nhận do Bộ Công Thương - Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định, hoặc ra văn bản xác nhận.
Thép nhập khẩu phải chứng nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy
Đối với một số sản phẩm thép hợp kim phải đảm bảo điều kiện quy định trong tiêu chuẩn thép hợp kim sử dụng cho sản xuất sản phẩm nhà sản xuất đăng ký với Bộ Công Thương, và có xác nhận năng lực sản xuất của Bộ Công Thương.
Trường hợp thép nhập khẩu không đáp ứng quy định, khi nhập khẩu phải lấy mẫu kiểm tra tại cảng theo quy trình được quy định tại thông tư 28/2012/TT-BKHCN do các tổ chức giám định được Bộ Công Thương chỉ định, hoặc được thừa nhận. Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu là căn cứ để Hải quan làm thủ tục thông quan.
Còn loại thép có quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất cho sản phẩm, hàng hóa đó thì người NK phải cung cấp thêm giấy chứng nhận liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất do tổ chức chứng nhận được Bộ Công Thương chỉ định hoặc được thừa nhận cấp.
Điều đáng chú ý là, những sản phẩm này chủ yếu là thép Trung Quốc đã lợi dụng chính sách thuế của Việt Nam để cạnh trạnh không lành mạnh với thép trong nước, trong đó lợi dụng quy định thép hợp kim được hưởng thuế suất 0% mà nhiều nhà nhập khẩu đã “hô biến” thép xây dựng sang thép hợp kim
Việc quy định buộc các doanh nghiệp sản xuất thép hợp kim phải đăng ký năng lực sản xuất tại Thông tư 44 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chống gian lận thương mại, bởi Việt Nam vẫn nhập khẩu những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được như cán tấm nóng, thép hợp kim, thép chế tạo hoặc nguyên liệu cho sản xuất như thép phế nhập tới 70-80% theo nhu cầu thị trường, nhưng có những sản phẩm trong nước dư thừa như thép xây dựng vẫn được nhập vào là rất vô lý.
Tại hội nghị lần này nhiều vấn đề khác được các doanh nghiệp quan tâm, đó là thời gian được cấp giấy chứng nhận hợp quy, những trường hợp nào phải đăng ký năng lực sản xuất và đăng ký năng lực sản xuất dựa trên những tiêu chuẩn nào…
Theo VSA, hiện nay tổng công suất thép xây dựng cả nước đạt trên 11 triệu tấn nhưng tiêu thụ chỉ quanh mức 5,5 triệu tấn, đây là áp lực khiến cho áp lực cạnh tranh tiếp tục đè nặng lên vai các doanh nghiệp ngành thép. Không những phải đối mặt với việc dư thừa công suất mà các doanh nghiệp thép trong nước còn phải đối mặt với lượng lớn thép nhập khẩu.
Theo VSA, hiện nay tổng công suất thép xây dựng cả nước đạt trên 11 triệu tấn nhưng tiêu thụ chỉ quanh mức 5,5 triệu tấn, đây là áp lực khiến cho áp lực cạnh tranh tiếp tục đè nặng lên vai các doanh nghiệp ngành thép. Không những phải đối mặt với việc dư thừa công suất mà các doanh nghiệp thép trong nước còn phải đối mặt với lượng lớn thép nhập khẩu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét