Trang

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Thận trọng với các dự án thép mới

 Có một nghịch lý với mặt hàng thép không gỉ, đó là nhập khẩu vẫn tăng, dù sản xuất trong nước dư thừa. Thêm vào đó, nhiều dự án thép được đề xuất đầu tư mới khiến nhiều doanh nghiệp trong nước lo lắng về việc giảm hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thêm đề xuất đối với thép không gỉ cán nguội
Mới đây, các doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ lớn của Trung Quốc là TsingShan Iron & Steel và Yongjin Metal phối hợp xin đầu tư dự án thép không gỉ có công suất 300.000 tấn/năm tại tỉnh Đồng Nai.
Thép không gỉ là mặt hàng Việt Nam đang áp thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia và Indonesia để bảo vệ sản xuất trong nước từ năm 2014.

Theo các chuyên gia, việc một số doanh nghiệp nước ngoài chạy sang đầu tư nhà xưởng để sản xuất ở Việt Nam với hai mục tiêu là tránh thuế chống bán phá giá của Việt Nam, đồng thời tránh thuế chống bán phá giá khi xuất sang thị trường Mỹ và một số thị trường khác.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Đúc - luyện kim Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, nhiều vụ kiện về thép của Việt Nam diễn ra trong thời gian qua là do các nước nghi ngờ hàng Trung Quốc lấy xuất xứ từ Việt Nam để tránh bị đánh thuế tự vệ. Do đó, Việt Nam cần thận trọng để không rơi vào bẫy xuất xứ hàng hóa.
Năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 18,4 triệu tấn sắt, thép, trị giá hơn 8 tỷ USD - tăng 18,4% về lượng và 7,2% về trị giá so với năm trước 2015.
Trong quý I/2017, Việt Nam đã nhập khẩu 4,195 triệu tấn sắt, thép các loại, trị giá 2,359 tỷ USD. Trong đó, lượng sắt, thép các loại nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 3 so với tháng trước giảm 3% xuống 1.472 triệu tấn, trị giá 873,42 triệu USD.
Được biết, vào tháng 1/2017, Ủy ban châu Âu khẳng định, một số loại thép ống không gỉ của Trung Quốc và Đài Loan đang được bán phá giá tại thị trường này. Do đó, các mặt hàng thép nhập từ Trung Quốc bị áp thuế từ 30,7 - 64,9%, trong khi đó các sản phẩm của Đài Loan bị áp mức thuế 5,1- 12,1%. Trước đó, Mỹ cũng áp dụng thuế chống bán phá giá lên đến 266% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo ước tính, thị trường thép không gỉ cán nguội của Việt Nam tăng trưởng trung bình khoảng 8,6% trong năm qua. Cụ thể, trong năm 2016, nhu cầu thép không gỉ cán nguội tại Việt Nam là khoảng 200.000 tấn/năm, trong đó nhập khẩu từ các nươc là 70.000 tấn. Tuy nhiên, lượng sản xuất thép không gỉ cán nguội tại thị trường trong nước đạt 300.000 tấn/năm, gần gấp đôi so với nhu cầu thực tế.
Báo cáo điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cũng chỉ ra, trong giai đoạn điều tra từ tháng 4/2012 - 3/2013, lượng tồn kho sản phẩm thép không gỉ tăng gấp 10 lần so với năm 2009.
Điều này cho thấy, ngành sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn ngay tại thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp đang phải cạnh tranh khốc liệt hơn, thậm chí giảm công suất sản xuất xuống còn 70% so với năng suất thực tế.
Thận trọng đầu tư mới
Việc áp dụng biện pháp thương mại như chống bán phá giá được xem là một giải pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, tuy nhiên, đó không phải là biện pháp dài hạn, khi mà các nước bị áp thuế đang dần chuyển hẳn sang Việt Nam sản xuất.
Ông Cường cũng cho hay, trong thời gian qua, ngành công nghiệp thép của Trung Quốc phải đối mặt với khó khăn vì nguồn cung dư thừa, do đó nhiều dự án thép đã và đang đẩy mạnh sang các thị trường khác bao gồm Việt Nam.
Phải thận trọng đánh giá công nghệ, nhu cầu thị trường ra sao, các giải pháp môi trường thế nào, công suất hợp lý ra sao đối với các Dự án thép mới.
“Phải thận trọng đánh giá công nghệ, nhu cầu thị trường ra sao, các giải pháp môi trường thế nào, công suất hợp lý ra sao đối với các dự án thép mới”, ông Cường kiến nghị.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích, việc cấp phép cho các dự án đầu tư sản xuất thép nói chung và thép không gỉ nói riêng cần xem xét đánh giá cụ thể thị trường khu vực và thế giới, hiệu quả kinh tế và xã hội ra sao.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức yêu cầu tạm dừng đề xuất Dự án Thép Cà Ná, quy mô hơn 10 tỷ USD ở Ninh Thuận. Đây là chỉ đạo hợp lý, hợp tình và hợp lòng dân, trong bối cảnh nhiều dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường, nhất là sau vụ việc Fomosa.
Không ham một cam kết đầu tư lớn, mà quên đi vấn đề bảo vệ môi trường. Cũng không thể không tính tới một cách toàn diện các khía cạnh kinh tế của một dự án đầu tư, bao gồm hiệu quả đầu tư ra sao, khả năng đáp ứng về hạ tầng với dự án đó thế nào… Một quyết định duy ý chí có thể khiến cả nền kinh tế phải trả giá, giống như chuyện về những dự án đầu tư ngàn tỷ nằm đắp chiếu thời gian qua.
Chắc hẳn, không địa phương nào muốn đi vào vết xe đổ như Formosa, cũng như vết xe đổ của những dự án hàng ngàn tỷ đang “án binh bất động”!

hệ thống quản lý chất lượng trong điều kiện sx thuốc bảo vệ thực vật - nghị định 66


c) Về hệ thống xử lý chất thải
- Hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
- Hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;
- Hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
4. Về hệ thống quản lý chất lượng
a) Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương;
b) Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm áp dụng theo ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
Chúng tôi cung cấp hoạt động Chứng nhận Hợp quy thuốc Bảo vệ thực vật với thủ tục đơn giản, thời gian nhanh chóng nhất hiện nay.
VietCert cung cấp dịch vụ Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật đến khách hàng sản xuất và nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc.
Hãy liên hệ trung tâm chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật để được hỗ trợ tốt nhất
Liên hệ : Như Lụa 0905283678.

điều kiện về xưởng và kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật - trung tâm chứng nhận vietcert


2. Về nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
a) Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp đáp ứng quy định của khu công nghiệp. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ngoài khu công nghiệp khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 m;
b) Đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
3. Về thiết bị
a) Về thiết bị sản xuất
- Có thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thành phẩm thuốc từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;
- Có thiết bị đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
b) Về phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với hàng nguy hiểm; phương tiện vận chuyển có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm

Chúng tôi cung cấp hoạt động Chứng nhận Hợp quy thuốc Bảo vệ thực vật với thủ tục đơn giản, thời gian nhanh chóng nhất hiện nay.
VietCert cung cấp dịch vụ Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật đến khách hàng sản xuất và nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc.
Hãy liên hệ trung tâm chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật để được hỗ trợ tốt nhất
Liên hệ : Như Lụa 0905283678.

Phải đổi thay hoàn toàn cách quản lý phân bón

Mới đây, vụ việc hơn 800 loại phân bón không đủ điều kiện nhưng vẫn được cán bộ của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia lập khống hồ sơ, cấp giấy chứng nhận chất lượng khiến những bất cập trong quản lý phân bón có dịp “nóng” lên.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới, người có hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu về phân bón.
Ông đánh giá như thế nào về vụ việc cán bộ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia lập khống hồ sơ cho hơn 800 loại phân bón, trong đó hơn 100 loại không có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam vừa qua?
Vụ việc cơ quan điều tra công bố hơn 800 loại phân bón được cấp khống hồ sơ không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi đó chỉ là những “nét chấm phá” trong “bức tranh” quản lý phân bón hiện nay. Thực tế, tình trạng quản lý phân bón nhốn nháo, cái “bắt tay” giữa một số bộ phận trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước với DN không có gì mới, chỉ đơn giản là ở thời điểm hiện tại, vụ việc nào bị “khui” ra thì dư luận có dịp chú ý thôi.
Một số quan điểm cho rằng, vụ việc vừa rồi càng thể hiện rõ công tác quản lý phân bón tồn tại không ít bất cập, là một trong những nguyên nhân mấu chốt khiến cho tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng “lộng hành”. Quan điểm của ông như thế nào?
Trên thị trường phân bón hiện nay luôn tồn tại và phát triển thêm những loại phân bón kém chất lượng; phân giả; phân bón nhái; phân bón giả mạo nhãn hiệu và thương hiệu của những loại phân khác. Thậm chí, những loại phân kém chất lượng tới mức chỉ còn 10-30% hàm lượng theo đăng ký và công bố Tiêu chuẩn cơ sở cũng tương đối phổ biến.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đúng là công tác quản lý vô cùng bất cập. Cụ thể hiện tại, việc quản lý phân bón được giao cho cả hai bộ cùng quản lý là Bộ Công Thương quản lý những loại phân hóa học (phân bón vô cơ) và Bộ NN&PTNT quản lý những loại phân bón hữu cơ, phân bón lá và những loại phân khác.
Mặc dù từ năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón cũng như hiện đã có hàng loạt văn bản hướng dẫn đi kèm, tuy nhiên mọi thứ vẫn khá chồng chéo, gây khó khăn cho doanh nghiệp và làm khổ cả những người nông dân.
Thực trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan là “vấn nạn” nhiều năm nay, chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Xin ông phân tích rõ hơn những hậu quả, hệ lụy nếu tình trạng này tiếp diễn lâu dài?
Theo nhiều nguồn thông tin thì mỗi năm, Việt Nam thiệt hại khoảng 2 tỷ USD do phân bón giả và phân kém chất lượng. Tuy nhiên, đây mới chỉ tính thiệt hại do mất lượng tiền không cân xứng với lượng chất dinh dưỡng có trong phân bón.
Ngoài ra phải kể đến những thiệt hại và hậu quả chưa đo đếm chính xác được như khi sử dụng phân giả, kém chất lượng sẽ khiến cho cây trồng không đạt năng suất. Cây yếu ớt, bị sâu bệnh hại tấn công nhiều hơn làm gia tăng lượng kinh phí cho việc phòng và trị sâu bệnh hại. Cuối cùng phần chi phí thì tăng thêm mà thu nhập thì thấp đi khiến cho lợi nhuận của vụ mùa giảm sút.
Bên cạnh đó, để làm phân giả và phân kém chất chất lượng thì phải có những hóa chất và nguyên liệu không phải là chất dinh dưỡng (không phải là thức ăn cho cây), do vậy sẽ đưa vào đất những chất độc hại làm thoái hóa đất (làm suy giảm sức khỏe của đất), ảnh hưởng tới chất lượng nông sản và kéo theo mất an toàn về vệ sinh thực phẩm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng (cộng đồng người Việt Nam). Nếu đó là loại nông sản XK, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Ở một góc độ khác, với hiện tượng rửa trôi và xói mòn do cường độ mưa sẽ kéo những chất độc từ phân bón giả ra ngoài kênh mương hoặc trực tiếp đi xuống tầng nước ngầm, làm ảnh hưởng tới động vật thủy sinh, tôm cá và sức khỏe con người(do sử dụng nước giếng).
Như ông đã phân tích, sự bất cập, chồng chéo là nguyên nhân chính khiến việc quản lý phân bón kém hiệu quả, tạo điều kiện cho phân bón giả, phân bón kém chất lượng có “cửa sống”. Vậy phải chăng để đổi thay cục diện, phải có một cách quản lý hoàn toàn mới, thưa ông?
Tôi cho rằng, điều quan trọng là cần nhanh chóng phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của hai bộ đang tham gia quản lý ngành hàng phân bón.
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm cấp phép cho việc sản xuất phân bón khi đạt được các điều kiện cần và đủ (kiểm tra giám sát các điều kiện cần và đủ cho một nhà máy sản xuất phân bón như: Quy mô nhà xưởng, hệ thống trang thiết bị máy móc, qui trình công nghệ, yếu tố nhân sự và các điều kiện về an toàn, môi trường…). Không tham gia quản lý cấp phép tên phân, thành phần, chất lượng và hướng dẫn sử dụng phân bón nữa mà thay vào đó sẽ chịu trách nhiệm trong lĩnh vực XNK nguyên vật liệu và các chủng loại phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Đối với Bộ NN&PTNT, nhiệm vụ phụ trách sẽ là soạn thảo và chuẩn hóa 100 loại phân bón phục vụ cho các qui trình kỹ thuật bón phân cho các loại cây trồng chính; soạn thảo quy trình hướng dẫn sử dụng những loại phân bón trên.
Trên thực tế hiện nay, Việt Nam có khoảng 10 loại cây trồng chủ lực, mỗi loại chỉ cần 4-6 loại phân bón chuyên dùng cho suốt quá trình sinh trưởng (một mùa vụ). Như vậy tất cả chỉ cần khoảng 60 loại phân bón chuyên dùng, còn mở rộng tính thêm 40 loại khác đạt tổng thể 100 loại là khá thoải mái.
Các DN sản xuất, kinh doanh phân bón chỉ được phép hoạt động sản xuất với 100 loại phân bón đã được chuẩn hóa. DN sẽ cạnh tranh nhau một cách lành mạnh bằng chất lượng, mẫu mã bao bì, chính sách thương mại và sự chăm sóc khách hàng, đồng thời cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, kho bãi…
Làm được như vậy thì công tác quản lý sẽ dễ hơn, hạn chế tối đa những tiêu cực trong quản lý, khuyến khích tối đa những tích cực trong cạnh tranh để sản xuất và kinh doanh phân bón. Cuối cùng, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất sẽ là người nông dân, sau đó là người tiêu dùng và thương hiệu cho nông sản Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang quản lý xấp xỉ 5.300 chủng loại phân bón đã có trong danh mục chính thức. Bộ Công Thương đã cấp xong giấy hợp chuẩn, hợp quy cho các DN với số lượng xấp xỉ 1.000 loại. Những loại phân bón truyền thống và nằm ngoài danh mục ước tính cũng xấp xỉ 1.000 loại.
Như vậy, thị trường phân bón tại Việt Nam đang tồn tại khoảng 7.000 chủng loại phân bón bao gồm: Phân hóa học, phân hữu cơ, phân hữu cơ-khoáng, phân vi lượng, phân bón dưới rễ và phân bón lá.
Trong khi đó, các quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp khá lớn và những quốc gia phát triển cũng chỉ tồn tại và sử dụng khoảng 20-30 loại phân bón. Nước “láng giềng” Thái Lan cũng chỉ có khoảng hơn 100 chủng loại phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Vì sao các phòng thí nghiệm cần đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005 (chuẩn VILAS)?
Rất nhiều Doanh nghiệp có phòng thí nghiệm, hoặc các Phòng thí nghiệm độc lập đặt ra câu hỏi cho chúng tôi: "Áp dụng ISO/IEC 17025:2005 rất tốn kém vì có thể phải thay đổi hầu hết thiết bị, tại sao tôi (phòng thí nghiệm) nên áp dụng tiêu chuẩn này, áp dụng tiêu chuẩn này có lợi gì cho chúng tôi?"
Trong bài viết này chỉ xoáy sâu vào lý do chính tại sao các phòng thí nghiệm nên áp dụng và xin được công nhận phù hợp ISO/IEC 17025:2005, lợi ích cụ thể của việc áp dụng và được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 sẽ được trình bày trong một bài viết khác.
Việt Nam gia nhận WTO, AFTA,… thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo hướng mở cửa và họi nhập đã giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, được chơi trong sân chơi lớn đồng nghĩa sẽ có cơ hội thắng lớn, tuy nhiên nếu không “lớn”, “mạnh” thì dù bước vào sân chơi lớn cũng không thu được nhiều mà thậm chí bị “tổn thất lớn”.Một trong những yêu cầu của sân chơi WTO, AFTA là Việt Nam phải nắm chắc, đáp ứng được các luật định, công ước, hiệp ước cho sân chơi WTO, AFTA, … đặt ra.
Trong lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn thì yêu cầu của Quốc tế đó là kết quả công bố thử nghiệm, hiệu chuẩn phải kèm theo “Một chứng nhận, chứng thư được chấp nhận toàn cầu”. Điều này đồng nghĩa kết quả thừ nghiệm, hiệu chuẩn phải xuất phát từ các phòng thử nghiệm hiệu chuẩn được quyền cấp “chứng nhận, chứng thư được chấp nhận toàn cầu”. Đây cũng là ý nghĩa thể hiện vai trò của hoạt động công nhận trong việc giảm thiểu các hàng rào kĩ thuật trong thương mại; tránh việc thử nghiệm/chứng nhận lặp lại, tiết kiệm thời gian và chi phí; xác lập uy tín của các phòng thử nghiệm /hiệu chuẩn đối với các khách hàng của họ (bao gồm cả các khách hàng trực tiếp và khách hàng gián tiếp)
Thông thường mỗi lô hàng xuất khẩu đều phải kèm theo một kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ lô hàng đó, kết quả thử nghiệm này thường được yêu cầu là “được chấn nhận toàn cầu”, nhờ việc mở cửa thị trường nên các Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều hợp đồng xuất khẩu, vì vậy nhu cầu gởi mẫu thử nghiệm cho phòng thí nghiệm được Quốc tế công nhận năng lực để có được “kết quả kiểm tra/thử nghiệm được chấp nhận toàn cầu” ngày càng tăng cao.

Như vậy, một phòng thí nghiệm (PTN) nào đó được Quốc tế công nhận về năng lực sẽ có được nhiều cơ hội tăng doanh thu, việc phấn đấu trở thành PTN được công nhận là một xu hướng tất yếu đối với các PTN nói chung và đối với các phòng thí nghiệm ở Việt Nam nói riêng, khi mà nền kinh tế thế giới đang “toàn cầu hoá” ngày càng mạnh mẽ.
Căn cứ để một phòng thí nghiệm được Quốc tế công nhận về năng lực là phòng thí nghiệm đó phải được một tổ chức công nhận (như là VILAS) công nhân phòng thí nghiệm đó phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.
Mặt khác, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 sẽ giúp phòng thí nghiêm có cơ hội tập trung mọi nguồn lực để nâng cao năng lực, khẳng định độ tin cậy đối với kết quả các phép đo/thử/hiệu chuẩn.
Điều quan trọng hơn là kết quả các phép đo lường/thử nghiệm của các PTN được công nhận đã được Nhà nước thừa nhận về tính pháp lí. Điều này được khẳng định tại Điều 16 Chương III trong Nghị định 179/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 21/10/2004, đó là: “Kết quả thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hoá và hệ thống quản lí chất lượng của các tổ chức thử nghiệm, giám định và chứng nhận tương ứng được ưu tiên sử dụng như những văn bản có tính pháp lý trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong nước và quan hệ thương mại với nước ngoài”.
Tóm lại, một phòng thí nghiệm muốn tồn tại và phát triển trong tương lại, thì việc được công nhận phòng thí nghiệm đó phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 là một yêu cầu bắt buộc, cho dù đó là phòng thí nghiệm của một Doanh nghiệp tư nhân hay là phòng thí nghiệm của một tập đoàn đa quốc gia lâu đời trên thế giới.

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Cách nhận biết sầu riêng có hóa chất

Vì lợi nhuận các thương lái đã “giết dần” người dân bằng việc ngâm hóa chất vào sầu riêng để nhầm mục đích thu lợi nhuận. Người tiêu dùng nên chú ý một số đặc điểm bên ngoài để mua được loại sầu riêng an toàn cho gia đình.

Sầu riêng là một loại trái cây tốt cho sức khỏe, ngoài ra còn có mùi vị đặc trưng nên rất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng nếu người tiêu dùng mua phải những loại sầu riêng có nhúng hóa chất nhằm khiến sầu riêng mau chín thì tác hại của nó cũng rất lớn.
Thông thường dung dịch dùng để nhúng chín sầu riêng được pha chế từ bột nghệ và hóa chất kích thích đây là một loại phân bón lá mang nhãn hiệu HPC-97HXN. Loại này nằm trong danh mục cấm dùng trong nông sản và bảo vệ thực phẩm. Những quả sầu riêng bị ngâm vào những chất này có thể dẫn đến ung thư và vô sinh.
Một tiểu thương ở chợ Phạm Văn Hai cho biết “ Sầu riêng bị ngâm thuốc để ép chín cuống thường  héo và cũ, gai bị dập, màu không tươi. Còn sầu riêng  chín tự nhiên thường có  gai và cuống cứng và xanh, khi tách ra sầu riêng chín tự nhiên múi có màu vàng, rất ngọt còn sầu riêng có hóa chất múi màu thường nhợ nhạt, vị rất nhạt. Tôi cũng chỉ đi lấy lại hàng để bán lại, Khi lấy tôi nhìn quả nào bề ngoài giống vậy là mua về bán”.
Cách nhận biết sầu riêng có hóa chất - 1
Sầu riêng nhúng hóa chất gai và cuống thường không tươi xanh. Ảnh: Internet
Chủ một sạp bán trái cây lớn ở chợ Bình Điền cho biết “Hàng tôi nhập về thông thường là ở Bến Tre, những chủ vườn cũng có hương dẫn tôi việc phân biêt sầu riêng nào là có hóa chất, họ thường chú ý vẻ bề ngoài là phần cuống và gai, nếu trường hợp cuống và gai còn tươi, xanh là sầu riêng chín cây còn bàm dập là sầu riêng chín ép. Ngoài ra, múi sầu riêng chín cây rất dễ tách ra còn sầu riêng bị nhúng hóa chất khó tách, có khi dùng đến dao cạy mạnh cũng không ra nổi”.
Cách nhận biết sầu riêng có hóa chất - 2
Bề ngoài sầu riêng chín tự nhiên thường rất tươi và  xanh. Ảnh: Internet
Theo một số chuyên gia nông nghiệp, người mua nên chọn những trái sầu riêng có cuống và gai xanh, cứng, không bị bầm dập. Cần chú ý thêm vào mùi của sầu riêng, nếu quả sầu riêng nào có mùi thơm nồng nặc thì là sầu riêng chín tự nhiên, thông thường sầu  riêng có hóa chất thường không có mùi hoặc không phải mùi thơm đặc trưng. Người tiêu dùng nên chú ý nếu mua về bổ ra quả sầu riêng có mùi của hóa chất nên bỏ ngay nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn với sức khỏe.

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Tăng cường quản lý chất lượng phân bón

Theo Bộ Công thương, năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng hơn 80% nhu cầu sử dụng phân vô cơ với tổng sản lượng hằng năm đạt hơn 8 triệu tấn.
Trong đó, năng lực sản xuất một số loại phân bón chính (u-rê, NPK, lân), những loại phân bón có ảnh hưởng lớn trên thị trường đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn hết sức nhức nhối thời gian qua, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân. Ðiều này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
Nhiều vi phạm về chất lượng
Hiện nước ta có khoảng 300 cơ sở sản xuất phân bón, trong đó có một số doanh nghiệp (DN) có năng lực sản xuất tương đối lớn. Từ chỗ phải nhập khẩu gần 60%, đến nay nước ta đã chủ động được nguồn cung phân u-rê, phát triển những loại phân bón mới như DAP, ka-li... Do năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu đối với các loại phân bón SA, ka-li và một phần DAP cho nên cả nước vẫn phải nhập khẩu khoảng 2,3 triệu tấn phân bón, chủ yếu là các loại nêu trên để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do phân bón chưa được quy định là mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện, có giấy chứng nhận hoặc giấy phép, do vậy nhiều cơ sở nhỏ lẻ chưa có đủ các điều kiện cần thiết, chất lượng sản phẩm kém vẫn có thể tham gia sản xuất kinh doanh. Hậu quả là tình trạng sản xuất kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng, làm hàng nhái đang trở thành vấn đề nhức nhối, gây thiệt hại cho bà con nông dân, nhất là ở những địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp.
Hầu hết các địa phương đều phát hiện phân bón kém chất lượng với tỷ lệ rất cao. Ðiển hình như, gần đây xuất hiện phân bón dạng lỏng dùng cho cây chè ở Yên Bái gây nguy hại tới môi trường hay lực lượng quản lý thị trường (QLTT) ở đây bắt giữ 200 tấn phân đạm kém chất lượng; vụ việc phân bón giả hoành hành ở đồng bằng sông Cửu Long, làm chết nhiều héc-ta cây cao-su, hồ tiêu ở Tây Nguyên... Một số cơ sở ở Bình Thuận, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh làm phân bón kém chất lượng và nhái nhãn hiệu của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao. Phân bón nhập khẩu cũng bị làm giả và nhái bao bì phân ka-li của các Công ty CP Xuất nhập khẩu Hà Anh, Công ty Xuất nhập khẩu Vinacam... Sản phẩm phân bón thiếu hàm lượng chất dinh dưỡng, có chỉ tiêu dinh dưỡng thấp (giảm tới 80%) đang ở mức lo ngại. Nhiều nhà sản xuất không chấp hành tốt các quy định của pháp luật, cố tình đưa ra thị trường những mặt hàng phân bón kém chất lượng. Số tiền người dân thiệt hại do sử dụng phân bón giả và kém chất lượng lên tới nhiều tỷ đồng. Chỉ trong quý I-2013, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 215 vụ, trong đó đã xử lý 82 vụ, tịch thu 81 tấn phân bón các loại, tiêu hủy số hàng trị giá 253 triệu đồng.
Theo Cục Hóa chất (Bộ Công thương), để có tên trong Danh mục phân bón, cần phải qua 13 thủ tục hành chính khác nhau, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp và công tác quản lý, vừa tốn kém, vừa mất thời gian khảo nghiệm, gây khó khăn cho việc tra cứu, không thực hiện được việc truy xuất nguồn gốc, dẫn tới hiệu quả quản lý thấp. Việc quản lý phân bón theo hình thức "Danh mục phân bón" không còn phù hợp nhu cầu phát triển của thực tế sản xuất và xu hướng hội nhập quốc tế. Hiện nay có hai bộ cùng tham gia quản lý nhà nước về phân bón là Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuy nhiên chưa phân định rõ bộ nào chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ. Do vậy, chưa có cơ quan nào thật sự nắm vững về các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón. Việc quản lý còn phân tán, chồng chéo, chưa hiệu quả. Ở cấp địa phương, cơ quan quản lý còn thiếu cán bộ, trang thiết bị phân tích, kinh phí...
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Ðình Hạc Thúy cho chúng tôi biết, mặc dù Nhà nước đã ban hành sáu văn bản luật và nghị định của Quốc hội, Chính phủ, tám thông tư của hai bộ cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, song tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng, nhái nhãn mác chưa hề giảm. Ðể đối phó các lực lượng chức năng, nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phân bón đã có những hành vi, biến tướng mới, như chia nhỏ lẻ, sản xuất bí mật, thay đổi địa bàn, ém hàng ở vùng sâu, vùng vắng người. Hay sản xuất một nơi, hóa đơn một nẻo. Nghiêm trọng nhất là tình trạng nhái nhãn mác (trộn bột gạch, cao lanh, đất sét) các loại phân bón nhập khẩu đắt tiền như ka-li, DAP... từ cửa khẩu đến thị trường nội địa.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), do hệ thống thanh tra chuyên ngành chưa được thiết lập, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2010/NÐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón nhưng còn nhiều hành vi vi phạm chưa được thể hiện cho nên việc xử lý vẫn phải dựa vào Nghị định 06/2008/NÐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Nhiều vụ đã bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ nhưng mới chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính, không đủ sức răn đe.
Từ thực tế cho thấy, việc ban hành Nghị định về quản lý phân bón mới thay thế Nghị định 113/2003/NÐ-CP và Nghị định 191/2007/NÐ-CP là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn đối với công tác quản lý nhà nước về phân bón. Bộ Công thương đã được Chính phủ giao soạn thảo và đang hoàn thiện nghị định mới thay thế các nghị định nêu trên. Theo đó, các đơn vị sản xuất phân bón sẽ phải đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, hệ thống quản lý bảo đảm chất lượng phân bón, đồng thời sẽ loại bỏ được những đơn vị yếu kém, không đủ điều kiện sản xuất hay sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Việc quy định chi tiết điều kiện sản xuất đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón sẽ tạo thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, phân loại, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm. Chính vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành nghị định này để công tác quản lý phân bón phù hợp tình hình mới. Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Ðình Hạc Thúy cho rằng, nghị định mới chắc chắn sẽ hạn chế được tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, nhái các thương hiệu uy tín... Tuy nhiên, nếu các lực lượng chức năng không quyết liệt vào cuộc thì khó kiểm soát được chất lượng phân bón trên thị trường.
Ðể hạn chế tình trạng trên, Cục QLTT và lực lượng QLTT cả nước đang tăng cường công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo sát biến động của hệ thống các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ phân bón trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung số liệu thống kê, kịp thời xử lý các vi phạm. Trong đó, tăng cường kiểm soát chất lượng phân bón lưu thông trên thị trường; kiểm soát hoạt động sản xuất phân bón, nhất là những loại phân bón có công nghệ sản xuất tương đối đơn giản như NPK thông qua việc sửa đổi Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh phân bón. Cần đưa phân bón vào diện mặt hàng kinh doanh có điều kiện trong Nghị định về quản lý phân bón.
Cục QLTT cũng kiến nghị, đối với các vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý, ngoài hình thức phạt tiền là chính thì cần bổ sung hình thức "tịch thu hàng giả" và phải có biện pháp khắc phục hậu quả trong việc xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là đối với bà con nông dân, vùng sâu, vùng xa... để người dân có điều kiện tham gia ngăn chặn, chống hành vi vi phạm trong kinh doanh phân bón. Trong khi đó, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (CTCP) kiến nghị, QLTT cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng phân bón nhập khẩu tiểu ngạch tại biên giới phía bắc. Trong điều kiện cung (phân bón vô cơ) đã đáp ứng và vượt cầu như hiện nay thì các cơ quan chức năng cần chủ động điều tiết cung cầu bằng cách hạn chế hàng nhập khẩu, nhất là những mặt hàng thẩm lậu qua biên giới không thể giám sát và kiểm tra được chất lượng. Ðồng thời, các cơ quan chức năng có chính sách khuyến khích nhà sản xuất tổ chức hoàn thiện kênh phân phối để nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp các cơ quan quản lý và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Theo Cục Trồng trọt, phân bón là loại hàng hóa đặc thù, khi xét các điều kiện về vi phạm chất lượng và đề ra các chế tài xử lý, xử phạt cần có những quy định đặc thù riêng. Phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, tăng độ màu mỡ cho đất, nhưng trái lại cũng có thể gây tác động xấu môi trường. Do vậy, cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt hàng SXKD có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát. Ðối với hệ thống phân tích chất lượng phân bón, Cục Trồng trọt kiến nghị cần đầu tư trọng điểm cho một số phòng thí nghiệm phân tích tại một số vùng kinh tế chính trên cả nước. Hình thành hệ thống giám định chất lượng có chức năng kiểm tra, giám sát, đánh giá khả năng phân tích chất lượng phân bón của các phòng phân tích khác. Chính phủ cần dành một khoản ngân sách cấp thường xuyên cho việc lấy mẫu phân bón kiểm tra, phân tích, đánh giá, tổ chức tập huấn về phương pháp, rút kinh nghiệm trên toàn quốc và từng vùng.
Một giải pháp quan trọng khác mà nhiều cơ quan, đơn vị thống nhất cao là cần có các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực của hệ thống phân phối phân bón để lưu thông được thông suốt từ khâu sản xuất, nhập khẩu đến người nông dân, tránh sự chồng chéo và giảm những chi phí trung gian không cần thiết. Theo ông Nguyễn Ðình Hạc Thúy, điều cần thiết hiện nay là củng cố hệ thống phân phối phân bón, giảm bớt khâu trung gian, giảm cầu cấp, đưa thẳng phân bón từ nhà sản xuất tới nông dân, cũng là góp phần hạn chế tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Theo Nhân dân điện tử