CHỨNG
NHẬN HỢP CHUẨN
|
CHỨNG
NHẬN HỢP QUY
|
Chứng
nhận sản phẩm phù hợp với TIÊU CHUẨN
TIÊU
CHUẨN LÀ GÌ?
Tiêu
chuẩn: quy định về đặc tính
kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá các
đối tượng trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng.
TIÊU
CHUẨN DO AI BAN HÀNH?
Tiêu chuẩn do
1 tổ
chức công bố dưới dạng văn bản để
tự nguyện áp dụng.
DẤU HỢP CHUẨN
ĐỐI
TƯỢNG CỦA CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN?
Sản
phẩm nhóm 1 (Sản phẩm không có khả
năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng)
TRÌNH
TỰ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN?
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp
chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).
a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn
(bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp
chuẩn được thực hiện theo phương
thức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;
b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn quy định tại điểm a khoản 1
Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
2. Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ
chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau
đây viết tắt là Chi cục).
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN
Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ
công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ
qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá
nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng
ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại
Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện
sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký
doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ
kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ
khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để
công bố;
d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức
chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối
chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại
Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện
sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký
doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ
kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ
khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để
công bố;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được
tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống
quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức,
cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được
xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này)
và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ
chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống
quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức,
cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý còn hiệu lực;
e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại
Phụ lục III Thông tư này) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm
mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ
chức thử nghiệm đã đăng ký.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối
chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
|
Chứng
nhận sản phẩm phù hợp với QUY CHUẨN
QUY
CHUẨN LÀ GÌ?
Quy
chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn.
QUY
CHUẨN DO AI BAN HÀNH?
Quy
chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, bắt
buộc áp dụng.
DẤU HỢP QUY
ĐỐI
TƯỢNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY?
Sản
phẩm nhóm 2 (Sản phẩm có khả năng
gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng)
TRÌNH
TỰ CÔNG BỐ HỢP QUY?
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp
quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được
chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất)
thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh
giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức
đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải
được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền chỉ định;
b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân
công bố hợp quy.
2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên
ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ HỢP QUY
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ
công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua
đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ
chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận
hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp
quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại
Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện
sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng
nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của
pháp luật);
c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp
quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối
chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng;
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá
của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp
quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại
Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện
sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng
nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của
pháp luật);
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ
chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống
quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức,
cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được
xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này)
và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức
chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản
lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá
nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống
quản lý còn hiệu lực;
đ) Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong
vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử
nghiệm đã đăng ký;
e) Báo cáo đánh giá hợp quy (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại
Phụ lục III Thông tư này) kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên
quan;
|
Tổ chức Chứng nhận VietCert hoạt động trên các lĩnh vực: Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm, chứng nhận hợp quy sản phẩm, chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, Đào tạo kiến thức về quản lý,....
Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013
SO SÁNH CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN VÀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013
Khái quát
Các doanh nghiệp thành công hiện nay là những doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng trong hoạt động kinh doanh của mình từ phương thức thực hiện đến việc chuẩn hoá dịch vụ khách hàng và chất lượng các sản phẩm mà họ cung cấp.
Đây là tầm nhìn chiến lược để nâng cao giá trị và hình ảnh thương hiệu và đảm bảo tổ chức doanh nghiệp được trang bị tốt hơn để dành được những cơ hội kinh doanh mới trong một thương trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn.
ISO 9001 - Nâng cao chất lượng để tạo ưu thế cạnh tranh
ISO 9001 là gì?
ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO 9001 ra đời lần đầu tiên năm 1987, tới nay đã qua các lần soát xét năm 1994, 2000 và 2008.
Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO 9001 là tiêu chuẩn trung tâm của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng, ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu và ISO 9004 – Hệ thống quản lý chất lượng – Huớng dẫn cải tiến).
- Plan - Hoạch định,
- Do - Thực hiện,
- Check - Kiểm tra,
- Act - Cải tiến
Và, ISO 9001 được xây dựng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng, được coi là tám nguyên tắc vàng. Nó là sự kết hợp giữa khoa học quản lý, các lý thuyết hiện đại về kinh tế kết hợp với thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý chất lượng trên thế giới:
- Hướng đến khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của đội ngũ
- Cách tiếp cận theo quá trình
- Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý
- Cải tiến liên tục
- Quyết định dựa trên sự kiện
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của đội ngũ
- Cách tiếp cận theo quá trình
- Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý
- Cải tiến liên tục
- Quyết định dựa trên sự kiện
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp
Tài liệu về chương trình chứng nhận ISO 9000
- Đăng ký Chứng nhận
- Dấu chứng nhận
- Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận
- Quy trình Chứng nhận
- Thủ tục Khiếu nại
- Thủ tục Phàn nàn
- Dấu chứng nhận
- Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận
- Quy trình Chứng nhận
- Thủ tục Khiếu nại
- Thủ tục Phàn nàn
Khách hàng đã được chứng nhận
Danh sách đình chỉ chứng nhận
Danh sách hủy bỏ chứng nhận
Các chương trình Đào tạo liên quan
Ý kiến phản hồi
Các tin có liên quan:
Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013
Chứng nhận
hợp quy thuốc Bảo vệ thực vật
Tổng quan
Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ
thực vật không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương
thực quốc gia mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng
tới hệ sinh thái và con người.
Chứng nhận hợp quy thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật là cách mà nhà sản xuất đưa ra bằng chứng tin cậy cho người sử dụng để đảm bảo tạo được một sản phẩm an toàn, sạch bệnh và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
1) Căn cứ chứng nhận
2) Quyết định chỉ định Chứng nhận
Quyết định về việc Chỉ định
VIETCERT chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật
3) Hướng dẫn Chứng nhận
4) Tiêu chuẩn liên quan
TCVN
2740:1986 Thuốc trừ sâu. BHC 6% dạng hạt
TCVN 3711:1982 Thuốc trừ dịch hại. Diazinon 50% dạng nhũ dầu
TCVN 3712:1982 Thuốc trừ dịch hại. MD 60% dạng nhũ dầu
TCVN 3714:1982 Thuốc trừ dịch hại. DDVP 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4542:1988 Thuốc trừ sâu. Basa 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4543:1988 Thuốc trừ nấm bệnh. Kitazin 10% dạng hạt
TCVN 3712:1982 Thuốc trừ dịch hại. MD 60% dạng nhũ dầu
TCVN 3714:1982 Thuốc trừ dịch hại. DDVP 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4542:1988 Thuốc trừ sâu. Basa 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4543:1988 Thuốc trừ nấm bệnh. Kitazin 10% dạng hạt
5) Các văn bản liên quan
Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm
2001;
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành Điều
lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ
thực vật;
Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
6) Dấu hợp quy CR
Mẫu dấu chứng nhận
hợp quy theo phương thức 7
Mẫu dấu chứng nhận
hợp quy theo phương thức 5
Thông tin có liên quan:
Chứng nhận hợp quy sản phẩmChứng nhận VietGAPChứng nhận Hệ thống quản lý chất lượngDanh mục quy chuẩn kỹ thuật cần tham khảo
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
Các câu hỏi thường gặp về chứng nhận hợp quy sản phẩm
1. Chứng nhận sản phẩm hợp quy là gì ?
Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
2. Chứng nhận sản phẩm dựa trên những quy chuẩn nào ?
Quy chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương).
3. Các hình thức đánh giá sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa ?
Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
4. Dấu hợp quy là gì ?
Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
Dấu hợp quy theo phương thức 5 Dấu hợp quy theo phương thức 7
5. Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận
Đối với nhà sản xuất:
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.
Đối với người tiêu dùng:
Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đối với Cơ quan quản lý:
Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
6. Chứng nhận sản phẩm có tự nguyện hay bắt buộc ?
Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện.
7. Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy ?
Có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
Được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa;
Được sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy.
8. Cách nhận biết sản phẩm được chứng nhận và chưa được chứng nhận hợp quy
Sản phẩm được chứng nhận sẽ được mang “Dấu chất lượng” trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Điều này giúp cho người mua hoặc người tiêu dùng sản phẩm có thể nhận biết khi lựa chọn sản phẩm. Mẫu Dấu chất lượng sản phẩm phù hợp quy chuẩn của Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert như sau:
9. Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm ?
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
a) Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
b) Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
c) Đánh giá chính thức, bao gồm:
- Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
- Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
d) Báo cáo đánh giá;
e) Cấp Giấy chứng nhận;
f) Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 - 12 tháng/ 1 lần).
10. Thời hạn của giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm ?
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu.
11. Chi phí cho việc chứng nhận hợp quy sản phẩm ?
Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.
12. Làm sao để đăng ký chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn ?
Thật đơn giản, hãy liên hệ:
VietCert - Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Tp. Hà Nội: 0905.924299, 0905.158 290 - Tp. HCM: 0905.357459, 0905.527089 – Tp. Đà Nẵng: 0935.711299, 0968.434199 - Tp. Cần Thơ: 0905.935699, 0905.539099 - Tp. Buôn Ma Thuộc: 0903.587699, 0905.870699
Email: info@vietcert.org - Website: www.vietcert.org
Email: info@vietcert.org - Website: www.vietcert.org
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013
Việc Chứng nhận sự phù hợp (Chứng nhận Hợpchuẩn, Chứng nhận Hợp quy) mang lại cho Doanh nghiệp, Đơn vị sản xuất, kinh doanh nhiều lợi ích:
- Thông qua hoạt động đánh giá và chứng
nhận sẽ giúp Doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy
trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ
luôn ổn định và nâng cao khi Doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù
hợp này theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc qui chuẩn kỹ thuật đã được sử dụng để
đánh giá, chứng nhận.
- Giấy chứng nhận và dấu hiệu phù hợp là bằng
chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những
sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh
tranh trên thị trường trong nước và Quốc tế. Đáp ứng các yêu cầu theo quy
định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Doanh nghiệp có cơ hội để
vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại của thị trường Quốc tế, tiến tới
thực hiện các thỏa thuận về thừa nhận song phương và đa phương, trong khu vực
hoặc đa khu vực.
Cụ thể hóa lợi ích của Doanh nghiệp, Đơn vịsản xuất, kinh doanh khi thực hiện chứng nhận sự phù hợp cho sản phẩm.
1. Về mặt kinh tế:
Giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi
sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng;
Giảm thiểu chi phí tái chế nhờ cơ chế ngăn
ngừa nguy cơ sản phẩm không bảo đảm chất lượng ngay trong quy trình sản xuất.
2. Về mặt quản lý rủi ro:
Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn
chế thiệt hại do rủi ro gây ra;
Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm;
Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn
thất và bồi thường.
3. Về mặt thị trường:
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp
trên thị trường do việc được bên thứ 3 (độc lập) chứng nhận sự phù hợp của sản
phẩm;
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao sự
tin cậy của người tiêu dùng với các sản phẩm của Doanh nghiệp;
Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu về
chất lượng, tác động đến môi trường của cơ quan quản lý và cộng đồng xã hội;
Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị
trường quốc tế yêu cầu chứng chỉ như là một điều kiện bắt buộc;
Giảm thiểu các yêu cầu thanh tra, kiểm
tra của cơ quan quản lý nhà nước; hạn chế hiện tượng tố cáo, khiếu nại về chất
lượng sản phẩm.
Được sự đảm bảo của bên thứ 3 (Tổ chức chứng
nhận, ví dụ: VietCert);
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại;
Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá sản phẩm đến
với người tiêu dùng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)