Việc Chứng nhận sự phù hợp (Chứng nhận Hợpchuẩn, Chứng nhận Hợp quy) mang lại cho Doanh nghiệp, Đơn vị sản xuất, kinh doanh nhiều lợi ích:
- Thông qua hoạt động đánh giá và chứng
nhận sẽ giúp Doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy
trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ
luôn ổn định và nâng cao khi Doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù
hợp này theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc qui chuẩn kỹ thuật đã được sử dụng để
đánh giá, chứng nhận.
- Giấy chứng nhận và dấu hiệu phù hợp là bằng
chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những
sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh
tranh trên thị trường trong nước và Quốc tế. Đáp ứng các yêu cầu theo quy
định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Doanh nghiệp có cơ hội để
vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại của thị trường Quốc tế, tiến tới
thực hiện các thỏa thuận về thừa nhận song phương và đa phương, trong khu vực
hoặc đa khu vực.
Cụ thể hóa lợi ích của Doanh nghiệp, Đơn vịsản xuất, kinh doanh khi thực hiện chứng nhận sự phù hợp cho sản phẩm.
1. Về mặt kinh tế:
Giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi
sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng;
Giảm thiểu chi phí tái chế nhờ cơ chế ngăn
ngừa nguy cơ sản phẩm không bảo đảm chất lượng ngay trong quy trình sản xuất.
2. Về mặt quản lý rủi ro:
Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn
chế thiệt hại do rủi ro gây ra;
Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm;
Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn
thất và bồi thường.
3. Về mặt thị trường:
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp
trên thị trường do việc được bên thứ 3 (độc lập) chứng nhận sự phù hợp của sản
phẩm;
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao sự
tin cậy của người tiêu dùng với các sản phẩm của Doanh nghiệp;
Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu về
chất lượng, tác động đến môi trường của cơ quan quản lý và cộng đồng xã hội;
Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị
trường quốc tế yêu cầu chứng chỉ như là một điều kiện bắt buộc;
Giảm thiểu các yêu cầu thanh tra, kiểm
tra của cơ quan quản lý nhà nước; hạn chế hiện tượng tố cáo, khiếu nại về chất
lượng sản phẩm.
Được sự đảm bảo của bên thứ 3 (Tổ chức chứng
nhận, ví dụ: VietCert);
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại;
Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá sản phẩm đến
với người tiêu dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét