Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Chứng nhận hợp quy Đồ chơi trẻ em

1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN
Thông tư 18/2009/TT-BKHCN
QCVN 3:2009/BKHCN
2) Hướng dẫn chứng nhận
Quyết định 401/QĐ-TĐC
3) Tiêu chuẩn liên quan
TCVN 6313-2008 (ISO-IEC Guide 50-2002)
TCVN 6238-1-2008 (ISO 8124-1-2000)
TCVN 6238-2-2008 (ISO 8124-2-2007)
TCVN 6238-3-2008 (ISO 8124-3-1997)
4) Các văn bản có liên quan
Công văn số 427/TĐC-HCHQ ngày 14/4/2010 của Tổng cục TCĐLCL về việc Thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em
Công văn số 861/BKHCN-TĐC ngày 20/4/2010 của Bộ KHCN về việc chỉ định các đơn vị kiểm tra nhà nước về chất lượng hoàng hoá nhập khẩu
Thông báo số 491/TB-TĐC ngày 4/5/2010 của Tổng cục TCĐLCL về việc Quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN
Công văn số 564/TĐC-HCHQ ngày 17/5/2010 của Tổng cục TCĐLCL về việc Quản lý chất lượng đối với đồ chơi trẻ em, thiết bị điện và điện tử khi QCVN có hiệu lực thi hành
Công văn số 586/TĐC-HCHQ ngày 20/5/2010 của Tổng cục TCĐLCL về việc Hướng dẫn bổ sung về các bằng chứng chứng minh đồ chơi trẻ em, thiết bị điện - điện tử đã được thực hiện kiểm tra chất lượng
Công văn số 1426/BKHCN-TĐC ngày 18/6/2010 của Bộ KHCN về việc đánh giá chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em phù hợp quy chuẩn kỹ thuật QCVN 3:2009/BKHCN
Công văn số 773/TĐC-HCHQ ngày 23/6/2010 của Tổng cục TCĐLCL về việc hướng dẫn đánh giá chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em phù hợp quy chuẩn kỹ thuật QCVN 3:2009/BKHCN

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN
-------------***-----------------
Phân bón là sản phẩm được xếp vào nhóm 2 (sản phẩm hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất  an toàn) Nên bắt buộc thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy trước khi ra thị trường


- Theo bên thứ nhất: Là chính chủ doanh nghiệp sẽ lập bộ hồ sơ xin, nộp lên Sở ban ngành trực thuộc 
- Theo bên thứ ba: Là thuê tổ chức được Bộ ngành trực thuộc chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy.

2. Về Phương thức đánh giá:

Có 8 phương thức, nhưng phương thức được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực này là:
Phương thức 5: Với hàng hóa sản xuất trong nước (Đánh giá nhà máy, lấy mẫu thử nghiệm, và đánh giá giám sát, lấy mẫu thử nghiệm)
- Phương thức 7:  Chứng nhận hợp quy theo lô. Lấy mẫu thử nghiệm xác suất để đánh giá tổng thể. Và chủ yếu làm với hàng nhập khẩu. 

----------------------------

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi được BCT chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy phân bón , cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Thủ tục chứng nhận hợp quy

Tuỳ theo phương thức chứng nhận được áp dụng hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy bao gồm các tài liệu sau:

1. Đối với sản phẩm chứng nhận theo phương thức 1

(“Áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và sản phẩm nhập khẩu”):

Hồ sơ chứng nhận hợp quy bao gồm:

            a) Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy (theo mẫu tại phụ lục II thông tư 30/2011/TT-BTTTT)
b) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (với trường hợp là tổ chức); Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (với trường hợp là cá nhân). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp có thể nộp bản sao kèm bản gốc để đối chiếu;
c) Kết quả đo kiểm sản phẩm của đơn vị đo kiểm có đủ thẩm quyền quy định tại khoản 1 và 3 Điều 5 của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT và được cấp trong vòng hai (02) năm tính đến ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
d) Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất.
đ) Bản sao chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm (đối với sản phẩm sản xuất trong nước).


2. Đối với sản phẩm chứng nhận theo phương thức 2
  
(“Áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị chưa có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm”):
  
Hồ sơ chứng nhận hợp quy bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy (theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT);
b) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (với trường hợp là tổ chức); Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (với trường hợp là cá nhân). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp có thể nộp bản sao kèm bản gốc để đối chiếu;
c) Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất.
d) Quy trình sản xuất và quy trình giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm
3. Thời hạn xử lý hồ sơ:
Bình thường: Không quá mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Trường hợp đặc biệt: Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Công bố chứng nhận hợp quy sơn

Như đã biết, căn cứ theo  quy định thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng thì sơn cũng là một trong những sản phẩm vật liệu xây dựng bắt buộc làm hợp quy. ở bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu Công bố chứng nhận hợp quy sơn một cách tổng quan cụ thể như sau
cong-bo-chung-nhan-hop-quy-son

Công bố chứng nhận hợp quy sơn là gì?

Công bố chứng nhận hợp quy sơn là việc làm mang tính chất bắt buộc với những đơn vị sản xuất và nhập khẩu cần thực hiện theo QCVN 16:2014/BXD. Đây cũng là việc làm giúp đơn vị khẳng định chất lượng sản phẩm không gây hại đến người sử dụng trong quá trình tiếp xúc, từ đó tạo được lòng tin của người tiêu dùng đến sản phẩm, tạo được thương hiệu, độ tin cậy, tăng cạnh tranh và mang lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Nếu đơn vị không thực hiện công bố hợp quy sơn trước khi cho sản phẩm lưu thông trên thị trường sẽ bị xử phạt theo quy định.

Những loại sơn cần công bố chứng nhận hợp quy:

Theo QCVN 16:2014/BXD thì bắt buộc công bố chứng nhận hợp quy sơn epoxy, sơn alkyd và sơn tường dạng nhũ tương.
  • Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước;
  • Sơn epoxy dùng để bảo vệ kết cấu thép, kim loại,…;
  • Sơn alkyd áp dụng cho các loại sơn phủ gốc alkyd biến tính dầu thảo mộc khô tự nhiên;

Quy trình, thủ tục công bố chứng nhận hợp quy sơn:

Đơn vị sản xuất, nhập khẩu sơn cung ứng cho thị trường, trước hết cần đem mẫu đi thí nghiệm, tiến hành theo Phương thức đánh giá hợp quy vật liệu xây dựng tương ứng.
Việc chứng nhận hợp quy sơn doanh nghiệp bạn cần nên lựa chọn Tổ chức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng cho phù hợp với doanh nghiệp.
Sau đó chuẩn bị bộ Hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng đầy đủ rồi đem công bố tại Sở Xây Dựng địa phương nơi doanh nghiệp bạn đăng ký kinh doanh. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp gián tiếp theo đường bưu điện.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Thép nhập khẩu phải chứng nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy

Thông tư 44 quy định rõ đối tượng và điều kiện nhập khẩu thép. Theo đó, thép nhập khẩu phải được công bố hợp chuẩn
Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ra đời là cơ sở để quản lý chặt chẽ chất lượng đối với nhà sản xuất và nhập khẩu, bảo vệ hoạt động sản xuất và kinh doanh thép tại thị trường trong nước một cách lành mạnh hơn.

Theo quy định của Thông tư liên tịch 44, các loại thép nhập khẩu sẽ phải lấy mẫu để kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng mới cho phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, đối với nhà sản xuất thép trong nước cũng sẽ phải áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng của thông tư này

Trong Thông tư 44 quy định rõ đối tượng và điều kiện nhập khẩu thép. Theo đó, thép nhập khẩu phải được công bố hợp chuẩn, chứng nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn tương ứng bởi tổ chức chứng nhận do Bộ Công Thương - Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định, hoặc ra văn bản xác nhận.
Thép nhập khẩu phải chứng nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy
Thép nhập khẩu phải chứng nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy
Đối với một số sản phẩm thép hợp kim phải đảm bảo điều kiện quy định trong tiêu chuẩn thép hợp kim sử dụng cho sản xuất sản phẩm nhà sản xuất đăng ký với Bộ Công Thương, và có xác nhận năng lực sản xuất của Bộ Công Thương.

Trường hợp thép nhập khẩu không đáp ứng quy định, khi nhập khẩu phải lấy mẫu kiểm tra tại cảng theo quy trình được quy định tại thông tư 28/2012/TT-BKHCN do các tổ chức giám định được Bộ Công Thương chỉ định, hoặc được thừa nhận. Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu là căn cứ để Hải quan làm thủ tục thông quan.

Còn loại thép có quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất cho sản phẩm, hàng hóa đó thì người NK phải cung cấp thêm giấy chứng nhận liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất do tổ chức chứng nhận được Bộ Công Thương chỉ định hoặc được thừa nhận cấp.

Điều đáng chú ý là, những sản phẩm này chủ yếu là thép Trung Quốc đã lợi dụng chính sách thuế của Việt Nam để cạnh trạnh không lành mạnh với thép trong nước, trong đó lợi dụng quy định thép hợp kim được hưởng thuế suất 0% mà nhiều nhà nhập khẩu đã “hô biến” thép xây dựng sang thép hợp kim.

Việc quy định buộc các doanh nghiệp sản xuất thép hợp kim phải đăng ký năng lực sản xuất tại Thông tư 44 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chống gian lận thương mại, bởi Việt Nam vẫn nhập khẩu những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được như cán tấm nóng, thép hợp kim, thép chế tạo hoặc nguyên liệu cho sản xuất như thép phế nhập tới 70-80% theo nhu cầu thị trường, nhưng có những sản phẩm trong nước dư thừa như thép xây dựng vẫn được nhập vào là rất vô lý.

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Hợp chuẩn, hợp quy là gì


Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
Đối tượng chứng nhận: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng

Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
·         Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
·         Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
·         Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
·         Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
·         Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, Công ty cổ phần chứng nhận Vietcert sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.

Quản lý chặt thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh

   Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Trong đó đề xuất quy định về thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm có chứa kháng sinh kích thích tăng trưởng; thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm có chứa kháng sinh phòng bệnh, trị bệnh.

Ảnh minh họa
Theo dự thảo, kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm được quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh Mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm mục đích kích thích sinh trưởng phải đăng ký tên, hàm lượng của kháng sinh sử dụng khi thực hiện đăng ký sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
Kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm phòng trị bệnh
Theo dự thảo, kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm mục đích phòng, trị bệnh phải là các kháng sinh có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non và trị bệnh cho gia súc, gia cầm không phải công bố tên, hàm lượng kháng sinh trong hồ sơ đăng ký sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam nhưng phải công bố tên, hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên nhãn hàng hóa hoặc nhãn phụ, bao bì hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành trên thị trường; lưu các thông tin về kháng sinh nêu trên trong hồ sơ sản xuất.
Dự thảo nêu rõ, chỉ được sử dụng kháng sinh phòng bệnh, trị bệnh trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn, gà, vịt, ngan, chim cút, thỏ; thức ăn tinh đối với gia súc ăn cỏ được phép lưu hành tại Việt Nam. Cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm có trách nhiệm ghi danh sách khách hàng mua thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh về số lượng, thời gian, chủng loại thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh. Cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất và ghi nhật ký quá trình sử dụng.