Trang

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

HỒ SƠ THỦ TỤC NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM PHÂN BÓN CẦN CÓ GIẤY PHÉP
 NHẬP KHẨU
--------------------------------

– Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Trong đó, hồ sơ hải quan được quy định cụ thể tại Điều 16.
– Ngoài ra, khi nhập khẩu phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón, công ty bạn phải thực hiện quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành. Theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” thì:
Điều 27. Nhập khẩu phân bón
1. Nhập khẩu có giấy phép
Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải có Giấy phép:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu;
d) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
đ) Phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy;
e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học.
2. Nhập khẩu không cần giấy phép
Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây không phải xin phép:
a) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013.
b) Phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương công bố.


– Hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 28 Thông tư số 04:


   1. Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón (Khai online trên phần mềm theo theo mẫu số 05)
   2. Tờ khai kỹ thuật từng loại phân bón (Khai online trên phần mềm theo theo mẫu số 06/TT ban hành Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày  12   tháng 02   năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
   3. Bản sao chụp chứng thực các loại giấy tờ sau: (scan văn bản đính kèm vào phần mềm )
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân);
- Văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
4. Bản tiếng nước ngoài giới thiệu rõ về Thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng; Công dụng, hướng dẫn sử dụng; Các cảnh báo đối với từng loại phân bón xin nhập khẩu; Kèm theo bản dịch đầy đủ sang tiếng Việt, có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu (scan văn bản đính kèm vào phần mềm )
5. Nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế ((scan văn bản đính kèm vào phần mềm )
* Thời gian giải quyết:
- Thời gian xử lý, trả kết quả: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
* Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
Nơi tiếp nhận: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt - số 2 Ngọc Hà -Ba Đình -Hà Nội
 ĐT: 043.8234651 ; Email: vanphongctt@gmail.com 
– Ngoài ra, khi nhập khẩu phân bón, đề nghị bạn đọc tham khảo quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón” và các văn bản hướng dẫn để thực hiện.
Bạn đọc có thể theo dõi thông tin các văn bản tại mục VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ http://www.customs.gov.vn.

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng tại TDC có cửa khẩu/ cảng mà hàng hóa nhập về.
§  Áp dụng đối với những sản phẩm thuộc quản lý của bộ KHCN ( tất cả những sản phẩm thuộc QĐ 1171/BKHCN)
§  Việc kiểm tra nhà nước được quy định rõ trong TT27/2012 của bộ KHCN
+ Thông tư này quy định nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thuộc quản lý của bộ KHCN
+ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu hoặc có điểm kiểm tra hàng nhập khẩu trên địa bàn quản lý chịu trách nhiệm kiểm tra từng lô hàng.
+ Điều 5: Điều kiện về chất lượng để hàng hóa nhập khẩu được thông quan: khi các TDC nơi có cửa khẩu/ cảng hàng nhập về ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng.
+ Điều 6: Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
§  Giấy đăng kí (chú ý: yêu cầu KH cung cấp thêm hướng dẫn sử dụng và mô tả hàng hóa);
§  Chứng chỉ chất lượng,
§  Contract
§  Invoice
§  Packing list
§  Bill of lading
§  Tờ khai
§  CB test report ( nếu có)
§  CO ( nếu có)
§  Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa
§  Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ ( nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định)

Bước 2: Đăng ký chứng nhận hợp quy ( bước 1 và bước 2 có thể thực hiện song song)
§  Hồ sơ đăng ký:
+ Giấy đăng kí,
+ Contract
+ Invoice
+ Packing list
+ Bill of lading
+ Tờ khai
+ CB test report ( nếu có)
+ CO ( nếu có).
§  Sau khi nhận được hồ sơ nhập khẩu từ khách hàng, NVKD làm đơn đăng ký gửi kỹ thuật và làm theo yêu cầu của kỹ thuật.
Bước 3: Tổ chức chứng nhận kiểm tra lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm khi hàng về đến cảng/kho
Theo đúng nguyên tắc lấy mẫu thì mẫu sẽ được lấy 3 mẫu:
1 mẫu gửi phòng thử nghiệm
1 mẫu lưu tại DN sản xuất
1 mẫu lưu tại đơn vị chứng nhận

Bước 4: Thử nghiệm mẫu
§  Mẫu được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được chỉ định.
Bước 5: Nếu kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu -> cấp giấy chứng nhận
Bước 6: Sử dụng giấy chứng nhận để bổ sung hồ sơ kiểm tra chất lượng và nhận thông báo kiểm tra chất lượng.
Bước 7: Nộp cho chi cục hải quan ( giấy chứng nhận hợp quy + giấy thông báo kiểm tra chất lượng) -> để hàng được thông quan và dán tem CR bán ra thị trường.

Các mặt hàng chứng nhận theo QCVN4:2009/BKHCN: Ấm điện, bàn là, máy sấy tóc, nồi cơm điện, …


Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý Haccp đến Quý Đơn vị.
Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm sản phẩm sản xuất trong nước
Tổ chức Công bố thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng sản xuất trong nước.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
————————————————————————————————
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

CHỨNGNHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN




Việc công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ là việc làm hoàn toàn bắt buộc theo quy định tại Thông tư số 29/2014/TT-BCT ra đời ngày 30/09/2014 Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể nghị định số 202/2013/NĐ- CP ngày 27/11/201. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về Thủ tục công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ cho mọi người cùng tham khảo như sau



CĂN CỨ PHÁP LÝ công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ: 



- Nghị định 202/2013/NĐ-CP do chính phủ ban hành. Theo đó Bộ công thương quản lý phân bón vô cơ, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phân hữu cơ và phân bón khác.



- Thông tư 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 được Bộ công thương ban hành nhằm quy định quản lý đối với phân bón vô cơ.



- Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2014 được Bộ NNPTNT ban hành nhằm quản lý đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác.



- Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện hợp quy đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác.



- Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về việc hướng dẫn thực hiện hợp quy đối với phân bón vô cơ



HỒ SƠ CUNG CẤP khi công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ:



1. Giấy đăng ký kinh doanh



2. Bản công bố tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm



3. Sơ đồ quy trình sản xuất



CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ



- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy



- Bước 2: Cung cấp các thông tin về công ty, về sản phẩm theo yêu cầu



- Bước 3: Tiến hành đánh giá hợp quy + Lấy mẫu phục vụ thí nghiệm



- Bước 4: Kiểm tra, đối chiếu kết quả phân tích của Phòng kiểm nghiệm so với mức Quy định theo thông tư hướng dẫn



- Bước 5: Cấp chứng chỉ



- Bước 6: Lập hồ sơ công bố hợp quy phân bón 



công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ: công bố hợp quy tại Sở công thương



Trungtâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Bộ Công Thương chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng Phân bón theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT.



Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.








Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Theo các quy định hiện hành, để sản xuất một loại phân bón mới và đưa vào kinh doanh trên thị trường thì các đơn vị sản xuất phân bón phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý sau:
1.     Khảo nghiệm
2.     a) Các loại phân bón bắt buộc và không bắt buộc phải khảo nghiệm: theo điều 3 và điều 4 của Thông tư 52/2010 – BNNPTNT về Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới.
3.     b) Đối với các sản phẩm phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón khi được thực hiện theo hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao công nghệ thì không cần phải khảo nghiệm.
4.     c) Thời gian, địa điểm, loại cây trồng dùng cho khảo nghiệm tùy thuộc vào từng loại phân bón cần khảo nghiệm.
5.     d) Các bước tiến hành khảo nghiệm bao gồm:
B1. Ký hợp đồng khảo nghiệm với các đơn vị khảo;
B2. Đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm về Cục trồng trọt;
B3. Sau khi Cục trồng trọt thẩm định hồ sơ và nếu hợp lệ thì cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón;
B4. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón gửi văn bản thông báo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi thực hiện khảo nghiệm về loại phân bón, địa điểm, thời gian và nội dung khảo nghiệm;
B5. Đơn vị sản xuất một lượng phân bón dùng cho khảo nghiệm theo yêu cầu của đơn vị thực hiện khảo nghiệm;
B6. Tiến hành khảo nghiệm trên đồng ruộng;
B7. Thành lập Hội đồng đánh giá và Báo cáo kết quả khảo nghiệm.
2.     Đăng ký đặt tên phân bón và đưa vào Danh mục phân bón
Các bước tiến hành đặt tên và đưa vào danh mục phân bón bao gồm:
B1. Sau khi kết thúc khảo nghiệm (đối với các loại phân bón phải khảo nghiệm), đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới về Cục trồng trọt;
B2. Cục trồng trọt thẩm định và ban hành quyết định công nhận phân bón mới.
4.     a) Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón được tiến hành theo Thông tư 36/2010 – BNNPTNT về Việc ban hành quy định sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón.
5.     b) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (như VietCert) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
6.     c) Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
7.     d) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;
8.     e) Các bước tiến hành chứng nhận bao gồm:
** Chứng nhận theo phương thức 5 (giấy chứng nhận có giá trị trong 3 năm)
B1. Đánh giá quá trình sản xuất;
B2. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;
B3. Cấp giấy chứng nhận
B4. Đánh giá giám sát (12 tháng/1 lần)
**Chứng nhận theo phương thức 7 (giấy chứng nhận có giá trị theo lô hàng)

B1. Lấy mẫu đại diện tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp và thử nghiệm mẫu điển hình;
B2. Cấp giấy chứng nhận
Các bước tiến hành công bố hợp quy phân bón bao gồm:
B1. Sau khi đánh giá chứng nhận hợp quy, đơn vị sản xuất phân bón nộp hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi đơn vị đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh;
B2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận bản công bố hợp quy của đơn vị.
5.     Vai trò củaTrung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón được Cục trồng trọt chỉ định theo Quyết định số 245/QĐ-TT-QLCL. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ: khảo nghiệm; đặt tên hoặc chuyển giao toàn phần công nghệ sản xuất phân bón (10-15 ngày) và đăng ký danh mục; chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất cho phép.
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy phân bón hoặc muốn biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập vào
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.