Trang

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

GẠCH NUNG - 0905727089


Gạch ngói đất sét nung là gì?

Gạch nunggạch đỏ hay thường gọi đơn giản là gạch là một loại vật liệu xây dựng được làm từ đất sét nung. Lịch sử sản xuất và sử dụng gạch vẫn là một điều gây tranh cãi, nhưng đã được loài người sử dụng hàng ngàn năm trước Công nguyên. Hiện vật gạch được tìm thấy ở Çayönü, một khu vực gần Tigris có niên đại 7500 trước Công nguyên. Do đặc tính bền bỉ theo thời gian, gạch đã được sử dụng cho các công trình xây dựng có tuổi thọ hàng ngàn năm.
Kết quả hình ảnh cho gạch đất sét nung là gì

Quy trình sản xuất gạch ngói đất sét nung

Đất sét được đào lên và trộn với nước và nhồi kỳ cho nhuyễn và được đưa vào khuôn (bằng máy hoặc thủ công) để in ra viên. Viên đất sét được phơi hoặc sấy cho khô và chất vào lò. Nhiên liệu để đốt lò là củi, than đá trộn bùn làm thành viên hoặc khí thiên nhiên được đặt bên dưới lò. Lò được đốt trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Lò được tắt và đợi đến khi nguội thì dỡ gạch ra.
Nguyên liệu để nặn gạch thường là đất sét, đá phiến sét, đá phiến sét mềm, canxi silicat, bê tông, thậm chí có những loại "gạch" được làm từ cách đẽo gọt đá khai thác ở mỏ. Tuy nhiên, gạch thật sự được làm từ gốm như đã nói ở trên.
Thành phần một viên gạch (theo khối lượng) thường là như sau:
  1. Silica (cát): 50% - 60%
  2. Alumina (sét): 20% - 30%
  3. Vôi: 2 - 5%
  4. Ôxít sắt: 5 - 6%, không được vượt quá 7%
  5. Magiê: dưới 1%

Kết quả hình ảnh cho gạch đất sét nung là gì

Công nghệ sản xuất gạch nung bằng lò vòng Hoff-man (lò vòng):

Lò vòng có dạng một hầm (tuynel) hình vành khăn khép kín, có: vòm lò; các cửa ra – vào sản phẩm ở bên cạnh hầm; hệ thống van khói và kênh khói ở trục tâm theo chiều dài hình vành khăn. Theo chu vi lò, không có các vùng chức năng cố định. Các vùng sấy, nung và làm nguội di chuyển vòng quang chu vi lò. Thông thường mỗi lò có 12 đến 36 buồng. Mỗi buồng có một lối ra – vào kích thước khoảng 1,2m x 1,3m. Vật liệu nung được xếp trực tiếp vào lò, trên nền lò và nằm cố định trong lò từ khi còn dạng mộc đến khi đã được nung thành gạch, còn ngọn lửa di chuyển liên tục vòng quanh lò (zôn nung di chuyển liên tục theo chu vi lò). Như vậy, phương thức sản xuất của các loại lò này là liên tục nhưng chế độ nhiệt lại gián đoạn đối với vùng nung. Đối với từng khoang lò, chế độ nhiệt động của lò tương tự như lò đứng thủ công hoặc lò đứng liên tục. Do chế độ khí động học trong lò là ngọn lửa chạy bao quanh theo vòng lò nên để ngọn lửa chạy được thì cần phải sử dụng ống khói cao, khoảng 60m để tạo lực hút hoặc sử dụng quạt hút công suất lớn. Gần đây, một số cơ sở đầu tư xây dựng một loại lò gọi là lò “Hoffman” cải tiến. Đây là một biến thể của lò Hoffman. Loại lò này có nguyên lý cấu tạo như lò Hoffman nhưng có một số cải tiến về hệ thống kênh khói, van khói và vòm lò. Vòm lò của lò “Hoffman cải tiến” có thể là loại di động hoặc đơn giản hơn, có thể không có vòm xây mà chỉ phủ phía trên bằng một lớp xỉ than. Về bản chất, đây là lò Hoffman (lò vòng).
Kết quả hình ảnh cho lò vòng Hoff-man
Lò Hoffman (lò vòng) có chi phí nhiệt nung lớn, do phải chi phí nhiệt cho tường lò, vòm lò, nền lò mỗi lần ngọn lửa đi qua. Nói cách khác, zôn nung được hình thành theo chu kì chuyển động của ngọn lửa nên mỗi lần một vùng lò chuyển thành zôn nung đều phải chi phí nhiệt để đốt nóng vùng đó từ nhiệt độ môi trường lên đến nhiệt độ zôn nung, nhiệt nung gạch mộc, nhiệt cân bằng với nhiệt tổn thất ra môi trường (đối với lò tuynel – vì zôn nung cố định nên chỉ cần cung cấp nhiệt để cân bằng với lượng nhiệt tổn thất ra môi trường và nhiệt nung gạch mộc). Việc xếp mộc vào lò và dỡ gạch ra lò đều được thực hiện trong thân lò nên điều kiện làm việc của người lao động rất ô nhiễm (nóng và bụi). Tuy nhiên, do chi phí xây dựng lò “Hoffman cải tiến” rất thấp nên một số chủ đầu tư lựa chọn loại lò này.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN

KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
1. Khảo nghiệm phân bón là gì?
KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN LÀ QUÁ TRÌNH BỐ TRÍ THỬ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG Ở QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM PHÂN BÓN MỚI NHẰM THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NÔNG HỌC, HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG TRONG MỘT ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI GIAN NHẤT ĐỊNH.
2. VÌ SAO PHẢI KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
- ĐỐI VỚI MỖI LOẠI CÂY TRỒNG Ở CÁC VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU CÓ NHU CẦU VỀ DINH DƯỠNG LÀ KHÁC NHAU. VÌ VẬY, VIỆC KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN MỚI NHẰM XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, CŨNG NHƯ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG LOẠI PHÂN BÓN MỚI TRONG CANH TÁC.
- Khảo nghiệm phân bón cung cấp cho người sản xuất những thông tin chính xác về chế độ phân bón và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng đối tượng cây trồng. Từ đó có cơ sở để người sản xuất đưa ra yêu cầu kỹ thuật và những khuyến cáo cho người sử dụng.
- Hơn nữa, phân bón là một trong những sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Nếu phân bón được sản xuất và sử dụng mà không qua khảo nghiệm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như: năng suất và chất lượng thấp; chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt; gây suy thoái đất và mất cân bằng sinh thái; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
3. Nguyên tắc để khảo nghiệm phân bón là gì
- Theo điều 13, Nghị định 108/2017.NĐ-CP quy định:
a. Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này,
b. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm:
b.1) Phân bón hữu cơ quy định tại các điểm a, e khoản 4 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ;
b.2) Phân bón đơn, phân bón phức hợp quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;
b.3) Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
b.4. Phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
b.5. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
b.6. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia. Trong thời gian chưa có Tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, việc khảo nghiệm thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b.7. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.

           Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903012450- Ms La
Email:  vietcert.kd40@gmail.com

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

CƠ QUAN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU THEO NĐ 15:2018

CƠ QUAN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU THEO NĐ 15:2018

Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu
1. Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định.
Trường hợp một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan kiểm tra nhà nước là cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định.
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra từ phương thức kiểm tra thông thường sang phương thức kiểm tra giảm và áp dụng phương thức kiểm tra thông thường sau 03 (ba) lần kiểm tra chặt đạt yêu cu thực phẩm nhập khẩu;

b) Tiến hành kiểm tra thực phẩm theo phương thức và thủ tục được quy định tại Nghị định này;
c) Tuân thủ việc lấy mẫu, lưu mẫu theo quy định của pháp luật;
d) Thu phí, lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
đ) Bảo đảm trình độ chuyên môn, tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra, xác nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng, mặt hàng nhập khẩu;
e) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương;
g) Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng. Nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra nhà nước phải hoàn trả toàn bộ phí kiểm nghiệmphí kiểm tra, đng thời phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng (nếu có) theo quy định của pháp luật;
h) Lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
i) Thực hiện báo cáo 06 tháng/lần về bộ quản lý chuyên ngành tương ứng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc báo cáo đột xuất khi có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương của Việt Nam hoặc của cơ quan có thm quyn tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất hoặc báo cáo về kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu.
******************************************
Ms Phương 0903 543 099
nghiepvu2.vietcert@gmail.com